Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Tào Tháo: Kẻ gian ác hay người anh hùng thời Tam quốc?

Tào Tháo là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc nhưng suốt một thời gian dài, người đời sau có cái nhìn sai lệch về tính cách và con người ông.
Tào Tháo: Kẻ gian ác hay người anh hùng thời Tam quốc? - Ảnh 1
Phác họa hình ảnh Tào Tháo.
Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt nền móng hình thành Tào Ngụy thời Tam quốc. La Quán Trung phác họa hình tượng Tào Tháo trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa có phần cảm tính, chưa thật đúng với con người Tào Tháo. Loạt bài này sẽ tập trung khai thác câu chuyện bí ẩn xung quanh cuộc đời Tào Tháo và những khía cạnh Tam quốc diễn nghĩa chưa đề cập.
Cuối thời Đông Hán và giai đoạn Tam quốc, là quãng thời gian đầy biến động trong lịch sử Trung Quốc. Nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng thời kỳ này được phác họa với ảnh hưởng nặng nề của quan niệm văn hóa dân gian Trung Quốc.
Trong số đó có Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Vũ của nhà Thục Hán, Chu Du của nhà Đông Ngô và Tào Tháo, người đặt nền móng cho sự hình thành nhà Ngụy.
Tào Tháo được phác họa giống như một nhà lãnh đạo tàn nhẫn, chiến binh đáng sợ trong suốt một thời gian dài trong lịch sử.
Ngày nay, các học giả Trung Quốc có cái nhìn công bằng hơn, cuối cùng Tào Tháo được ghi nhận là nhà chính trị vĩ đại có tầm nhìn xa và năng lực quản lý tốt, bên cạnh tài năng về văn học và quân sự. Ông cũng được ghi nhận là người có lòng khoan dung, độ lượng.
Bối cảnh lịch sử
Tào Tháo sinh năm Đông Hán Vĩnh Thọ nguyên niên (155), mất vào năm Kiến An thứ 25 (năm 220). Sinh ra trong thời bình và lớn lên trong thời loạn, Tào Tháo đã chứng kiến toàn bộ quá trình hủ bại của triều đình nhà Hán.
Bất chấp nguy cơ bị giáng chức, Tào Tháo từng dâng sớ tâu bày điều hay lẽ phải, bảo vệ người ngay chính, ngăn cản kẻ xấu. Đáng tiếc rằng, mọi nỗ lực can gián đều thất bại. Hoạn quan tiếp tục lộng hành, làn sóng cải cách bị ngăn chặn.
Tào Tháo: Kẻ gian ác hay người anh hùng thời Tam quốc? - Ảnh 2
Hàn Triều mục nát, Tào Tháo một mình nhất thống thiên hạ,
Sau khi Hán Linh đế chết, Đại tướng quân Hà Tiến bị hoạn quan giết, Đổng Trác thừa cơ hoành hành, xóa bỏ sự tôn nghiêm của Hán triều. Năm 189 Tào Tháo về đến Trần Lưu, phát tán gia tài, tập hợp nghĩa binh, chuẩn bị tru diệt Trác.
Không lâu sau đó, Tào Tháo gia nhập liên quân của Viên Thiệu và 18 chư hầu, thảo phạt nghịch tặc Đổng Trác.
“Tru diệt nghịch tặc, phục hưng xã tắc” ngỡ tưởng là chuyện cao cả, phàm ai là phe chính nghĩa cũng đều muốn làm, nhưng thực tế không phải như điều Tào Tháo kỳ vọng.
Thua trận, Tào Tháo quay về đại bản doanh chỉ thấy liên quân “ngày ngày uống rượu, chẳng mưu tính tiến thủ”. Triều đình Đông Hán làm Tào Tháo thất vọng. Nhưng những con người “phục hưng” Hán triều mới thật sự khiến Tào Tháo tâm tàn ý lạnh.
Có lần, Tào Tháo đã thẳng thắn phê bình: “Các ông ôm mối ngờ vực không chịu tiến, làm mất lòng trông ngóng của thiên hạ, vì các ông mà ta cảm thấy xấu hổ”.
Đám quân ô hợp về sau còn quay sang tàn sát lẫn nhau nhằm chiếm địa bàn, khiến Tào Tháo thất vọng mà hiểu ra rằng, không thể trông đợi bất cứ ai mà mình phải tự gây dựng quyền lực, nếu không mọi mong muốn cải cách mãi chỉ là kế hoạch.
Kể từ đó, con đường Tào Tháo tách ra khỏi liên quân Viên Thiệu. Ông bắt đầu chiêu binh mãi mã, chiếm đất, chiếm thành, rồi sau đó nhờ may mắn mà có thể lập công trạng, trở thành Thừa Tướng nhà Đông Hán. Khi đã thâu tóm quyền lực, Tào Tháo đã có thể mỉm cười vì ước muốn thống nhất thiên hạ bấy lâu nay đã có hy vọng trở thành hiện thực.
Từ những chiến thắng về mặt quân sự, Tào Tháo cũng từng bước đi xa hơn trên con đường thâu tóm quyền lực. Năm 213, ông ép Hiến Đế phong mình làm Ngụy Công, ban cho Cửu tích. Năm 216, đánh Trương Lỗ xong, Tháo được “từ tước Công thành Ngụy vương”, hưởng các đặc quyền như “triều bái không phải xưng danh”, “vào triều không phải rảo bước”, được “đeo kiếm lên điện”, thậm chí được “đội mũ miện có mười hai tua, đi xe sáu ngựa kéo”.
Năm 220, chỉ vài tháng sau khi Tào Tháo mất, Tào Phi ép Hiến đế nhường ngôi, nhà Ngụy chính thức thay thế nhà Hán.
Tào Tháo bị người thời xưa “vùi dập”
Tào Tháo: Kẻ gian ác hay người anh hùng thời Tam quốc? - Ảnh 3
Tào Tháo trong bộ phim Tân Tam quốc diễn nghĩa.
Vì bên trong con người Tào Tháo có rất nhiều mặt nên người đời sau cũng có những đánh giá rất khác về ông.
Tào Tháo trọng lợi hơn trọng đức, dùng người cốt hiệu quả không tính đến phẩm chất đã khiến cho nhà Ngụy suy vong nhanh chóng sau khi ông qua đời. Nếu như Tào Ngụy có thể tồn tại một giai đoạn dài trong lịch sử Trung Quốc, người đời sau có thể có cái nhìn khác về Tào Tháo.
Các học giả Trung Quốc sau này đã nhìn nhận lại về việc Tào Tháo bị người thời xưa “vùi dập”. Thứ nhất, Tào Tháo vi phạm tư tưởng nho giáo “trung quân”.
Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, đối nhân xử thế khó xử lý nhất là quan hệ quân thần. Cái lẽ làm bạn vua như cưỡi trên lưng hổ, "vua muốn bề tôi phải chết, bề tôi không chết là bất trung", ấy là quan niệm luân lý thời phong kiến.
Đứng trước cảnh nước nguy nan, Tào Tháo cảm nhận rõ thiên tử là một nhân vật nguy hiểm, nhưng cũng lại là nhân vật trọng yếu. Do vậy, ông đem vị tiểu hoàng đế mới vỏn vẹn có 16 tuổi Lưu Hiệp (Hán Hiến Đế), đến căn cứ địa ở Hứa Xương, dùng chính sách “phụng mệnh Thiên tử để ra lệnh”. Hậu thế cho rằng đó là cách Tháo, “kìm kẹp thiên tử, dùng danh nghĩa mà phát lệnh cho kẻ dưới”.
Cách hành xử của Tào Tháo đã uy hiếp nền chính trị của vương triều phong kiến Trung Quốc khi đó. Do vậy từ triều Tống trở về sau, các hoàng đế trong lịch sử ít khi khen ngợi Tào Tháo. Ngược lại, Quan Vũ được xem là hóa thân của con người trung nghĩa, được đưa lên tôn sùng tột bực. Vua Càn Long đời Thanh thậm chí còn phong Quan Vũ làm Quan Đế, lập đền thờ cúng ở khắp nơi.
Tào Tháo: Kẻ gian ác hay người anh hùng thời Tam quốc? - Ảnh 4
Tào Tháo suốt một thời gian dài bị người thời xưa "vùi dập". Ảnh minh họa.
Thứ hai, Tào Tháo còn vi phạm tư tưởng nho giáo “Dân vi quý”. Tào Tháo có quan điểm: Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với chủ trương của Lưu Bị: "thà chết chứ không làm điều bất nghĩa".
Với quan niệm này, sau khi giết nhầm người nhà Lã Bá Sa vì thấy họ mài dao giết lợn, tưởng họ định giết mình thì ông đã nhẫn tâm giết nốt Bá Sa vì sợ mình bị tố cáo.
Thứ ba, tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung và các bản dịch Trung Quốc sau này đều theo chủ nghĩa ủng hộ Lưu Bị, đề cao Gia Cát Lượng mà quên đi vai trò chính của Tào Tháo trong việc ngăn chặn cục diện đại loạn cuối thời Đông Hán.
Góc nhìn công bằng hơn về Tào Tháo
Khi đọc cuốn Tư trị thông giám, biên niên sử nổi tiếng của Trung Quốc, lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông từng viết: “Nói Tào Tháo là gian thần mặt trắng ấy là bản án oan mà quan niệm chính thống của nền chính trị phong kiến đã tạo tác nên, bản án này cần phải được lật lại.”
Có thể nói, Tào Tháo đã vận dụng linh hoạt các phép tắc quân sự của Trung Hoa cổ đại. Trong thời gian 25 năm nắm quyền (196-220), Tào Tháo đã bình định hết các chư hầu phương bắc, xây dựng chính quyền Tào Ngụy. Để có được như vậy, ông đã sáng suốt chọn người tài, rộng lượng không tính đến thù riêng.
Tào Tháo đã vận dụng khá nhiều tư tưởng Pháp gia, đề cao tài trí, coi trọng năng lực mà không quá quan tâm đến đạo đức phẩm chất của người được sử dụng.
Tào Tháo: Kẻ gian ác hay người anh hùng thời Tam quốc? - Ảnh 5
Tào Tháo được các học giả Trung Quốc ngày nay nhìn nhận một cách công bằng hơn. Ảnh minh họa.
Ngoài đóng góp về chính trị và quân sự, các học giả Trung Quốc cũng kể tới đóng góp của Tào Tháo trong khôi phục nông nghiệp thời loạn lạc.
Thời chiến, nhiều chư hầu không nghĩ tới sự sống chết của nông dân: khi cần lương thực thì lùng sục để giành lấy, nhưng sau khi có được lại phung phí, đến nỗi khi không còn lương thực để cướp đoạt thì tự suy yếu tan rã.
Trong khi đó, chính sách đồn điền của Tào Tháo đã góp phần khôi phục nông nghiệp bị tàn phá, vừa giải quyết đời sống nông dân, vừa đảm bảo lương thực cho quân đội của ông. Chính điều đó là một trong những yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng của Tào Tháo. Đông Ngô, Thục Hán sở dĩ cũng có đủ thực lực, giữ được thế cân bằng với Tào Tháo và con cháu ông sau này nhờ sớm học tập chính sách phát triển đồn điền với mô hình tương tự.
“Tào Tháo là nhà chính trị kiệt xuất thời phong kiến, xứng đáng được gọi bằng hai chữ anh hùng”, nhà nghiên cứu Trung Quốc Tào Hồng Toại nhận định.
Nhân dân Nhật báo, Cơ quan Ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1959 từng đăng tải bài phân tích của viện trưởng Viện khoa học Trung Quốc, chỉ ra những đóng góp to lớn của Tào.
“Tào Tháo đã phải làm tấm gương của kẻ phản diện hơn một ngàn năm đầy oan uổng”, bài báo viết. Nhà lịch sử Trung Quốc nổi tiếng Tiễn Bách Tán cũng yêu cầu khôi phục lại danh dự cho Tào Tháo.
______________________

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Vì sao Chúa Jesus, Phật Thích Ca đến độ nhân nhưng lại bị chính con người hãm hại?


Nhìn lại chặng đường gian nan khi Giác Giả hạ thế, ta mới thấu hiểu phần nào về cái tâm và sự cao thượng của các bậc Thánh nhân…

Từ cuộc đời của Chúa Jesus…

Hơn 2000 năm trước, trong đoàn người du hành đến Bethlehem, một hài nhi chào đời và được đặt nằm trong chiếc nôi bằng máng cỏ. Cùng lúc ấy, các Thiên sứ loan tin về sự giáng sinh của Chúa hài đồng, và một vì sao lạ dẫn đường cho các nhà thông thái tìm đến. Lời tiên tri về sự ra đời của đứa trẻ đặc biệt ấy đã làm kinh động đến vua Herodes Đại đế, dẫn đến cuộc truy lùng những bé trai vô tội ở Bethlehem.
Và đó là khởi đầu cho cuộc đời truyền đạo của Chúa Jesus Christ. Sinh ra trong một xã hội rối ren và bế tắc, đức tin tôn giáo cũng ngày càng mai một, nhiều người dân Do Thái đang khắc khoải đợi chờ Đấng Cứu Thế giáng hạ… lựa chọn chính thời điểm ấy, Chúa đã đến thế gian.
Theo sách Phúc Âm Luca, Chúa Jesus bắt đầu con đường truyền đạo khi Ngài khoảng 30 tuổi. Ngài đã đi khắp nơi để thuyết giảng tin lành, khuyên bảo con người tránh xa tội lỗi, sống một cách khoan dung, độ lượng, biết trao đi thứ yêu thương vô điều kiện, và hãy kiên định đức tin vào Thiên Chúa. Lời giảng của Ngài đã thức tỉnh biết bao người dân Do Thái, họ tụ họp thành đám đông và tìm đến bất cứ nơi nào Ngài giảng đạo.
Chúa Jesus và “Bài giảng trên núi” trong tranh vẽ của họa sĩ Carl Heinrich Bloch (Ảnh: Wikipedia)
Nhưng chính vì quá nhiều người tin vào Chúa Jesus nên dẫn tới sự đố kỵ của giới lãnh đạo Do Thái giáo. Các thầy thượng tế và trưởng lão Do Thái giáo bàn bạc với nhau để tìm cách giết chết Jesus. Thế là, họ mua chuộc phản đồ Judas, bắt trói Chúa Jesus trong đêm, rồi áp giải đến tòa công luận, dẫn tới cái chết vĩ đại của Ngài trên cây thập tự giá.
Các sách Phúc Âm kể rằng, khi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, các tên lính La Mã hí hửng chia nhau chiếc áo xống của Ngài; những kẻ đi ngang qua đó nhạo báng Ngài, các thầy tế lễ và cả các văn sĩ cũng xúm lại chế giễu Ngài. Thậm chí, có kẻ nhẫn tâm hơn còn cho uống giấm khi thấy Ngài kêu khát; và khi thấy Chúa Jesus đã chết, một tên lính La Mã còn dùng giáo đâm vào hông Ngài để kiểm tra, tức thì máu và nước chảy ra…
Cái chết của Chúa Jesus trên cây thập tự giá – tranh vẽ của họa sĩ Peter Paul Rubens (Ảnh: Wikipedia)
Câu chuyện về Chúa Jesus đã viết nên tấn bi kịch của những người truyền Pháp: Đáp lại ân điển ấy, người ta lại lấy tâm phàm để đo lường Thánh giả. Kẻ thờ ơ thì xem Ngài như một nhà cải cách xã hội; kẻ lạnh lùng thì nhạo báng cho Ngài là “đáng đời” vì dám nhận mình là “con Thiên Chúa”; còn những người yêu mến và từng theo chân Ngài thì chỉ dám đứng nhìn từ xa mà than khóc; trong khi giới cầm quyền lại xem Ngài như một thế lực đe dọa vị trí của tôn giáo và chính trị đương thời. Chỉ những Thánh đồ thực sự, bằng đôi tai của lý trí và đôi mắt của con tim, mới có thể nhận ra Đấng Cứu Thế trong dáng vẻ của một-con-người. 

…ngẫm lại con đường truyền Pháp gian nan của các bậc Thánh giả

Không chỉ riêng Chúa Jesus, mà trong lịch sử từ xưa đến nay, biết bao Giác Giả vì để cứu độ thế nhân đã phải gánh chịu muôn vàn khổ nạn. Lão Tử thấy người đời hiểm ác, nên vội vàng viết cuốn “Đạo Đức Kinh” rồi rời quan ải về phía Tây. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bôn ba suốt 49 năm truyền Pháp, đương thời bị Bà La Môn giáo coi là ‘kẻ dụ dỗ người ta vào con đường hủy diệt’, lại thêm một Phật tử là Đề-bà-đạt-đa nhiều lần hãm hại. Nhà hiền triết Socrates dành cả cuộc đời rao giảng về đức hạnh và lẽ phải, nhưng rồi cuối cùng bị phán quyết tử hình, uống độc dược mà chết. Bản thân Chúa Jesus khi còn ở Jerusalem cũng phải thốt lên rằng:“Jerusalem! Jerusalem! Ngươi đã làm đổ máu biết bao nhà tiên tri…”
Họ đã vì con người mà đến, vì con người mà chịu khổ, và cũng vì con người mà phải rời khỏi thế gian.
Đề-bà-đạt-đa lăn đá hại Đức Thích Ca (Ảnh dẫn qua Phatgiaoaluoi.com)
Lịch sử cũng như chiếc bánh xe quay vòng. Hàng ngàn năm đã qua đi, tấn bi kịch ấy vẫn cứ xảy ra và lặp lại, rồi lặp lại. Có biết bao trang sử thấm đẫm máu và nước mắt khi kể về những vĩ nhân – vì cứu độ con người mà bị chính con người bức hại.
Và nếu nhìn lại con đường truyền đạo của các Giác Giả trong quá khứ, chúng ta có thể thấy nhiều điểm tương đồng:
Thứ nhất, Giác Giả hạ thế khi xã hội nhân loại có nhiều biến động nhất trong lịch sử. Nếu nói như Kinh Thánh thì đó là thời khắc cuối cùng của nhân loại, và nói như Kinh Phật thì đó là thời kỳ mạt Pháp, khi con người không còn tâm Pháp để ước chế, câu thúc đạo đức nữa.
Thứ hai, Giác Giả không đến trong hình dáng của một vị thần, cưỡi trên mây bạc, hào quang chói lọi, thần thông quảng đại… Mà thay vào đó, Ngài sẽ tới trong dáng vẻ của một người bình thường, giáo hóa chúng sinh bằng lẽ phải và lương tri. Cho dù là vị trí vương tôn thái tử như Đức Thích Ca, hay là con trai người thợ mộc như Chúa Jesus, thì Họ đều mượn thân phàm để thực hiện sứ mệnh của Thánh giả.
Thứ ba, khi Giác Giả bước ra truyền đạo, tất sẽ có tà ma can nhiễu. Lời giảng của Giác Giả bị cho là “tà giáo”, là “làm mê hoặc chúng sinh”, và bản thân Giác Giả cũng như các tín đồ bị đem ra bức hại. Các đệ tử của Đức Phật Thích Ca và Thánh đồ của Chúa Jesus đều từng phải trải qua những cuộc đàn áp như thế.
Kinh Thánh viết rằng, vào thời khắc tối hậu của nhân loại, sau khi người Israel phục quốc thì Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới nhân gian. Còn Kinh Phật ở phương Đông nói rằng, khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở cũng là lúc Phật Di Lặc hạ thế phổ độ chúng sinh. Vậy thì, trong cái hỗn loạn của thời thế, vàng thau lẫn lộn, thật giả bất phân, liệu nhân loại sẽ nghe bằng lý trí, nhìn bằng con tim, hay lại tiếp tục giẫm lên vết chân của quá khứ nữa đây?

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Thiên Hậu Thánh mẫu


Thiên Hậu Thánh Mẫu (chữ Hán: 天后聖母) hay bà Thiên Hậu, còn gọi là "Ma Tổ" (媽祖), "Mẫu Tổ" (母祖), hay là "Thiên Thượng Thánh Mẫu" (天上聖母); là một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Trung Hoa và người Việt gốc Hoa.
Bà được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển, được tôn kính đặc biệt cả trong Phật giáoĐạo giáo ở các quốc gia Đông Á, và nhất là tại Đài Loan. Ngày tưởng niệm bà là ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm.

Sự tích bà Thiên Hậu

Theo học giả Vương Hồng Sển thì bà có tên là Lâm Mặc Nương, người đảo Mi Châu, thuộc Bồ Dương (Phúc Kiến). Bà sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), đời vua Tống Nhân Tông. Mẹ của bà phải mang thai 14 tháng mới hạ sinh. Sau đó, tám tuổi bà biết đọc, mười một tuổi bà tu theo Phật giáo. Mười ba tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ "Nguyên vị bí quyết" và bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện tập đắc đạo, bà còn xem thiên văn trên biển cho ngư dân đảo Mi Châu.
Một lần, cha bà tên Lâm Nguyện ngồi thuyền cùng hai trai (anh của bà), chở muối đi bán tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền lâm bão lớn...Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ và trong lúc ngủ đã xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi bà thức giấc, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó, mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu".[1]
Theo những tài liệu khác cho biết bà sinh năm 960 tại đảo Mi Châu, huyện Bồ Điền, phủ Hưng Hóa, tỉnh Phúc Kiến; là con thứ 7 của ngư phủ Lâm Nguyện [2], còn gọi là Lâm Thiện Nhân. Ông nội bà từng là Tổng đốc ở Phúc Kiến. Khi sinh ra bà không khóc không la, nên còn gọi là Mặc Nương ("Cô gái im lặng"). Nổi tiếng bơi giỏi từ năm 15 tuổi. Năm 16 tuổi, Lâm Mặc Nương lượm được 2 miếng "Đồng phù" (bùa vẽ trên miếng đồng) ở dưới giếng nước và tập luyện theo, nên trở thành có phép lạ và nổi danh từ đó qua những sự việc được cứu người vượt biển và thu phục và cảm hóa các vị ác thần (như 2 hung thần Thiên lý nhãnThuận phong nhĩ) được kể lại[2]. Có 2 thuyết khác nhau về năm mất của bà, thuyết đầu cho rằng bà mất năm 987 khi 28 tuổi, lúc bà lên núi và bay về trời, thuyết khác cho biết bà mất năm 16 tuổi khi bơi ra biển để tìm cha [3]
Sau khi bà mất được dân làng nhớ ơn, suy tôn là "Thông hiền linh nữ" và lập đền thờ. Triều đình nhà Tống sắc phong cho bà là "Thần nữ", "Nam Hải thần nữ", đời Tống Cao Tông phong bà là "Sùng Linh Huệ Chiêu Ứng Phu nhân". Đời Nguyên Thế Tổ phong là "Hộ Quốc Linh Trước Thiên Phi" [2]. Sau gia phong "Thiên Hậu" vào đời Khang Hy (nhà Thanh).

Thờ phụng

Bắt đầu từ Phúc Kiến, sự linh ứng của bà Thiên Hậu được lan truyền sang các tỉnh lân cận ven biển của Chiết GiangQuảng Đông, eo biển Đài Loan và từ đó đến tất cả các khu vực ven biển của Trung Quốc đại lục. Với sự di cư của người Trung Quốc trong thế kỷ 19 và 20, sự thờ phụng tiếp tục lan truyền sang Đài Loan, Việt Nam, Nhật BảnĐông Nam Á; bà Thiên Hậu dược xem như thần bảo trợ của các vùng biển và những người nhập cư mới đến thường dựng lên ngôi đền cho Bà đầu tiên, cảm tạ ơn cho đến nơi an toàn. Hiện nay, sự thờ phụng Thiên Hậu cũng được tìm thấy ở các nước khác có số dân đáng kể đến từ những khu vực này. Tổng cộng, có khoảng 1.500 ngôi đền Thiên Hậu ở 26 quốc gia trên thế giới .

Tên thông dụng

  • Chùa Bà Thiên Hậu (Chợ Lớn)
  • Chùa Bà Thiên Hậu (Thủ Dầu Một, Bình Dương) (Địa chỉ: 4 Nguyễn Du, Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương)
  • Thiên Hậu Thánh Mẫu (Chùa Bà Mới - Thành phố Mới Bình Dương) (Địa chỉ: Hòa Phú, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương)
  • Miếu Bà Chúa Xứ













Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

THÔNG BÁO TRẢ LỜI BTS. CHÙA BÀ PHƯỚC TRIỀU THIÊN HẬU THÁNH MẪU NHA TRANG CỦA ĐẠI DIỆN ÔNG BÀ LÂM MỘC HUY & HỨA THIẾU QUYÊN ( Nhà tài trợ xây dựng Chánh Điện Chùa bà Phước Triều Thiên hậu Thánh Mẫu Nha Trang )


VĂN BẢN BTS. CHÙA BÀ PHƯỚC TRIỀU THIÊN HẬU THÁNH MẪU NHA TRANG GỞI ÔNG BÀ LÂM MỘC HUY & HỨA THIẾU QUYÊN (Nhà tài trợ xây dựng Chánh Điện Chùa Bà phước Triều Thiên Hậu Thánh Mẫu Nha Trang.)


VĂN BẢN TRẢ LỜI BTS. CHÙA BÀ PHƯỚC TRIỀU THIÊN HẬU THÁNH MẪU NHA TRANG CỦA ĐẠI DIỆN ÔNG BÀ LÂM MỘC HUY & HỨA THIẾU QUYÊN (Nhà tài trợ xây dựng Chánh Điện Chùa Bà )






Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Bước và nghĩ suy...



Trong vụ cướp ngân hàng, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về các người". Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống.
Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn".
- Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: "Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ h.i.ế.p d.â.m!"
Điều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!"
- Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!"
Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn bằng cấp, sách vở"
- Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!"
Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi"
- Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!"
Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất"
- Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn chó đó chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!"
Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như... vàng"

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Tám Ðức Tánh Căn Bản Làm Người


1.Hiếu: tức là hiếu thảo. Hiếu thảo với cha mẹ là điều căn bản làm con. Hiếu thảo nghĩa là báo đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ, hiếu thảo cũng có nghĩa là biết vâng lời cha mẹ chỉ dạy.

2. Ðể: tức là kính trọng. Kính trọng người lớn hơn mình mình làm em nên có bổn phận phải kính trọng anh chị mình.

3.Trung: tức là trung thành. Hết lòng trung thành với đất nước của mình, đó là trách nhiệm của người công dân, có tận trung thì mình mới báo đền được công ơn của đất nước.

4.Tín: tức là nhiệm. Ðối với bạn bè phải có tín nhiệm, hứa với bạn chuyện gì thì phải làm chuyện đó, không thể thất tín, sai hẹn.

5.Lễ: tức là lễ phép. Ðối với người, mình phải có lễ phép, phải hết sức khiêm nhường. Nếu không có lễ thì mình chỉ là thú vật mà thôi. Cho nên các bạn nhỏ, khi gặp các thầy cô thì phải biết chào hỏi, về nhà gặp cha mẹ phải biết lễ phép.

6.Nghĩa : tức là nghĩa khí. Thấy điều gì có nghĩa thì phải dũng cảm mà làm. Khi thấy ai gặp tai nạn thì mình phải tận lực giúp đỡ, giải quyết vấn đề giúp họ. Với bạn bè thì mình phải có đạo nghĩa ; khi giúp ai không cần có điều kiện gì cả, tuyệt đối không có tâm mưu đồ mong đền ơn đáp nghĩa.

7.Liêm : tức là liêm khìết. Người liêm khiết thì bất luận gặp hoàn cảnh nào cũng không động lòng tham cầu, cũng chẳng muốn hưởng tiện nghi. Hơn nữa mình phải có tinh thần chí công vô tư, và biết quên mình mà làm chuyện ích chung.

8.Sỉ : tức là hổ thẹn. Gặp chuyện gì không hợp đạo lý, đi ngược lại với lương tâm của mình thì tuyệt đối chẳng làm. Con người nếu không biết hổ thẹn thì giống như cầm thú vậy. 



 Hòa Thượng Tuyên Hóa

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

THIẾT KẾ TRÙNG TU CHÙA BÀ THIÊN HẬU THÁNH MẪU PHƯỚC TRIỀU NHA TRANG










TRÙNG TU CHÙA BÀ THIÊN HẬU THÁNH MẪU PHƯỚC TRIỀU NHA TRANG 09/09/2017.

A. HÁO ( BAN XÂY DỰNG) GIÁM SÁT THI CÔNG PHẦN GỖ CHÁNH ĐIỆN CHÙA BÀ THIÊN HẬU THÁNH MẪU PHƯỚC TRIỀU NHA TRANG DO ÔNG BÀ LÂM MỘC HUY & HỨA THIẾU QUYÊN PHÁT TÂM.

























TRÙNG TU CHÙA BÀ THIÊN HẬU THÁNH MẪU PHƯỚC TRIỀU NHA TRANG 09/09/2017.


ÔNG BÀ TRỊNH SƯ HẢI ( TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ ) GIÁM SÁT THI CÔNG PHẦN GỖ CHÁNH ĐIỆN CHÙA BÀ THIÊN HẬU THÁNH MẪU PHƯỚC TRIỀU NHA TRANG DO ÔNG BÀ LÂM MỘC HUY & HỨA THIẾU QUYÊN PHÁT TÂM.




















TRÙNG TU CHÙA BÀ THIÊN HẬU THÁNH MẪU PHƯỚC TRIỀU NHA TRANG 09/09/2017.