Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

CỬU THIÊN HUYỀN NỮ




Cửu Thiên Huyền Nữ trong giới Huyền Thuật cũng được coi như 1 vị Thánh Tổ, trong giới Huyền Môn Việt Nam coi Cửu Thiên Huyền Nữ là 1 trong 3 vị Thánh Tổ gồm có Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thuỷ Thiên Tôn và Cửu Thiên Huyền Nữ, Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam Cửu Thiên Huyền Nữ cũng rất được kính trọng.

Cửu Thiên Huyền Nữ  còn gọi là Cửu Thiên Nương Nương , Cửu Thiên Huyền Nữ  Nương Nương  , hoặc nói gọn Oa Huỳnh, Huyền Nữ, là một vị nữ thần trong nững truyền thuyết thần thoại của Trung Quốc từ xưa, về sau được Đạo Giáo tin tưởng trở thành một vị nổi danh trong hàng nữ tiên.
Sở dĩ nói “cửu thiên” là ý nói tám phương và trung ương , cho nên cửu thiên là khắp nơi ,bốn mặt tám hướng đều có. Nói cách khác, Huyền Nữ là nữ thần duy nhất trong trời đất. Tại Đài Loan, ở những vùng nông thôn tin vào những truyền thuyết thần minh, thì Cửu Thiên Huyền Nữ  được gọi thân mật là “Mẹ”, gồm trên hết là Mẹ cả, Mẹ hai, Mẹ ba….đến Mẹ chín để chỉ chín vị thần tượng thờ phụng.
Còn có một thuyết cho rằng, Cửu Thiên Huyền Nữ  tức là Nữ Oa Nương Nương  , thuyết nầy còn phải xem xét lại.

1.- Sự hiển linh của Thần Nữ:-

Trong 《Vân Cấp Thất Thiêm 》và 《Cửu Thiên Huyền Nữ truyện》có chép:- Cửu Thiên Huyền Nữ  là thầy của Huỳnh Đế, và là học trò của Tây Vương Mẫu  . Khi Huỳnh Đế trừ giặc Xi Vưu , Huyền Nữ đã hạ phàm, đem binh phù ấn kiếm giao cho Huỳnh Đế, lại còn dạy Huỳnh Đế cách chế tạo “Trống Quì Ngưu 80 mặt” để đánh bại Xi Vưu.
Trong “Truyện Thủy Hử”, sau khi Tống Giang được cứu ở Giang Châu, đi đón cha lên núi, chẳng dè bị quan binh phát hiện ở Thương Huỳnh, chạy trốn lại đến chỗ Miếu Thờ Cửu Thiên Huyền Nữ  ở địa phương. Cửu Thiên Huyền Nữ  đã hiển linh cứu thoát Tống Giang, lại còn cho y ba quyển thiên thư bảo y hãy “thế thiên hành đạo” (thay trời hành đạo) . Về sau nầy, Tống Giang qui thuận triều đình, lãnh binh đi chinh phạt nước Liêu, bị quân Liêu vây hãm trong trận “Thái Dĩ Hỗn Thiên Tượng” . Đem đến, Tống Giang nằm mộng thấy Huyền Nữ chỉ bày cách phá trận, nhờ đó thắng lớn quân Liêu.
*Theo sách vở hiện nay thì Cửu Thiên Huyền Nữ  là một vị Nữ Tiên lộng lẫy, nhưng  hình tượng gốc của Ngài lại là một quái vật đầu người mình chim, gọi là “Huyền Điểu” ngày xưa. Trong Kinh Thi, ghi rằng “huyền điểu” chính là tổ tiên của người Thương (nhà Thương trước nhà Châu) . Trong “Sử Ký”thì nói rằng , thưở xưa, có một bà mẹ thuộc hàng tổ tiên của họ Ân-Thương đã ăn một cái trứng cùa huyền điểu, có thai mà sanh ra con. Điều nầy nói lên sự sùng bái huyền điểu của tộc họ nhà Thương vậy.
*Chính hình tượng huyền điểu nầy về sau hóa thân thành Huyền Nữ, thâm nhập vào truyện thần thoại về Huỳnh Đế và trở thành sư phụ của Huỳnh Đế là vì thế.
*Truyện chép:-

Sau đời vua Thần Nông, các bộ lạc đều tự tách ra hùng cứ mỗi nơi. Có một bộ lạc hùng mạnh mà vị thủ lãnh là Xuy Vưu muốn thôn tính các bộ lạc khác để lên làm bá chủ, nhưng Xuy Vưu lại quá độc ác, ai không thuận theo thì bị giết chết rất tàn nhẫn. Các bộ lạc liền liên kết nhau, tôn vị thủ lãnh Hữu Hùng Thị (nay ở huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam) lên chỉ huy chống lại Xuy Vưu. Trận đánh dữ dội quyết định sự thắng bại với Xuy Vưu xảy ra ở Trác Lộc. 

Sương mù dày đặc, quân Hữu Hùng Thị bị Xuy Vưu vây chặt, không nhận định được phương hướng đánh ra giải vây, nên thường bị Xuy Vưu đánh bại phải tháo lui. Sự thảm bại của Hữu Hùng Thị thấy rõ trước mắt. 

Trong lúc nguy cấp như thế, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ hiện ra dạy Hữu Hùng Thị chế ra xe hai bánh chỉ Nam, có bộ phận chỉ rõ hướng Nam, để phân định phương hướng và vị trí tiến quân, lại dạy cho binh pháp. Nhờ vậy, Hữu Hùng Thị củng cố binh mã, từ trong đánh ra bất ngờ, làm cho binh đội Xuy Vưu thảm bại, bắt sống được thủ lãnh Xuy Vưu đem giết chết. 

Thế là yên giặc, tất cả dân chúng các bộ lạc đều hoan nghinh Hữu Hùng Thị, tôn Hữu Hùng Thị lên ngôi Minh chủ, lấy hiệu là Hoàng Ðế hay Huỳnh Ðế. Nguyên Hữu Hùng Thị được sanh ra tại gò Hiên Viên, nên về sau gọi là Hiên Viên Huỳnh Ðế. 

Sau đó, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ cũng thường ứng hiện giúp vua Huỳnh Ðế và những người hiền tài trong nước, như giúp Hoàng Hậu Nguyên Phi chế ra nghề nuôi tằm lấy tơ dệt lụa, giúp ông Dung Thành chế ra máy Cai Thiên để xem Thiên tượng, giúp ông Thương Hiệt chế ra chữ viết tượng hình để thay cho việc thắt nút ghi nhớ các sự việc. 

Ngoài ra Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền khoa Lục Nhâm Ðộn Giáp, và phép bói 64 quẻ Dịch mà đoán kiết hung.

*Thưở ấy thì Huyền Nữ chưa thoát khỏi hình tượng chim, nhưng đã tiến thêm một bước là trở thành người cứu nạn gấp, là một vị Nữ Thần nửa người nửa chim chứa đựng nhiều tài năng mưu lược vậy.
*Đến đời Tống, trong “Vân Cấp Thất Thiêm” thì Cửu Thiên Huyền Nữ  đã hoàn toàn được “nhân thần hóa”, xóa bỏ tất cả dấu vết động vật trong hình tượng. Trong quyển sách đặc biệt tên “ Cửu Thiên Huyền Nữ  truyện” đã diễn tả bà cỡi chim phượng, trên đám mây ngũ sắc, mặc áo chín sắc “Thái Thúy Hoa”. Ngài là vị chuyên môn phù trì cứu giúp anh hùng, dạy thiên thư binh pháp cho các nữ tiên trên trời và chính thức trở thành “ Cửu Thiên Huyền Nữ  Nương Nương  ”.
Nhân vật Cửu Thiên Huyền Nữ  đã xuất hiện rất nhiều trong các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, tạo ra ảnh hưởng rất lớn về niềm tin của quần chúng. Những sách được biên soạn như là :-  đời nhà  Tống có Nguyên Gian viết “Đại Tống Tuyên Hòa Khiển Sự”; đời Minh có truyện “Tam Toại Bình Yêu” gồm  bốn mươi bốn cuốn ; đời Thanh có “Nữ Tiên Ngoại Sử” và “Tiết Nhân Quí Chinh Đông” …đã tốn rất nhiều bút mực ca tụng sự anh linh của Cửu Thiên Huyền Nữ  .

2.- Tứ Phước 、Tứ Tử :- (Ban phước-ban cho con trai)

Có một truyền thuyết liên quan đến Cửu Thiên Huyền Nữ  như sau:-
“Thời viễn cổ, gia đình Cửu Thiên Huyền Nữ  may mắn có được “Nửa miếng Vãy Lân” được trong họ tộc thờ phụng nghiêm chỉnh. Trong làng, ai không có con trai hoặc nghèo khổ đến lễ lạy cầu xin đều được như  ý. Từ đó, người đời sau tin rằng , cứ thành tâm cầu khẩn với Ngài là cũng được toại nguyện. Còn chuyện Tây Vương Mẫu  “đặc phái” Cửu Thiên Huyền Nữ  đến giúp Huỳnh Đế thì có vẽ mơ hồ một chút.
Tuy nhiên, nhiều đời đã qua, mỗi thời đề cao thêm một chút thành ra ngày nay Ngài trở thành một vị Nữ Thần tối cao, có khả năng “Ban bố phước lộc, ban bố con trai” cho tất cả những ai thành kính tin tưởng Ngài.

*Ngày cúng tế Cửu Thiên Huyền Nữ  là ngày mùng chín tháng chín. Khắp nơi đều có Miếu Thờ, tôn xưng là “Tổ Sư”,  khói hương  thờ phụng Ngài không dứt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét