Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Lòng đố kỵ không chỉ hại người khác mà còn hại bản thân mình

Khang Hy là một trong những vị hoàng đế được kính nể nhất lịch sử Trung Quốc. Ông từng nói rằng: “Bất kì ai trong chúng ta đều là một phần của xã hội, vậy nên cần có sự rộng lượng. Nghĩa là, nên cảm thấy hạnh phúc khi những người khác sống thoải mái và biết cảm thông khi cuộc sống của họ gặp khó khăn. Người có sự rộng lượng không chỉ tốt cho chính mình mà còn được trời cao ban phước.”
Tuy nhiên, không phải ai cũng mang trong mình tấm lòng khoáng đạt và rộng lượng. Thay vào đó, một số người có thể cảm thấy không thoải mái khi ai đó tốt hơn họ. Vì đố kỵ, họ có thể buộc tội sai lầm hoặc làm hại người khác. Và hành xử như vậy cuối cùng sẽ tự hại chính họ. Dưới đây là hai câu chuyện minh chứng cho điều này.

Lòng đố kỵ giết chết tình bạn

Tôn Tẫn lừng danh khắp các nước chư hầu, tác phẩm quân sự nổi tiếng “Binh pháp Tôn Tử” còn được lưu truyền mãi đến ngày nay. 
Tôn Tẫn là một trong những vị tướng vĩ đại nhất Trung Quốc sống cách đây khoảng 2000 năm. Ông và Bàng Quyên cùng học binh pháp của học giả nổi tiếng Quỷ Cốc tiên sinh, sau đó hai người cùng trở thành tướng quân cho nhà Ngụy.  Biết rằng Tôn Tẫn sẽ cầm quân giỏi hơn mình, và với sự ghen tị mù quáng, Bàng Quyên đã vu khống người bạn thân của mình, buộc tội ông là tội phạm quốc gia và cắt đi đầu gối, hủy hoại tiền đồ của Tôn Tẫn.
May mắn thay, tướng quân nước Tề là Điền Kỵ đã bí mật đến ứng cứu Tôn Tẫn và đưa ông về nước Tề. Biết được tài quân sự của Tôn Tẫn, Vua Tề đã chỉ định ông trở thành đại tướng quân và dẫn đầu quân đội cùng tướng Điền Kỵ.
Qủa nhiên, Tôn Tẫn đã sớm chứng tỏ được những kỹ năng quân sự tuyệt vời của mình. Khi quân Ngụy xâm chiếm nước Triệu, Tôn Tẫn đã ra lệnh cho quân đội tấn công thủ đô của nước Ngụy thay vì bảo vệ nước Triệu. Kế sách này rất hiệu quả và nó đã trở thành một điển tích trong lịch sử quân sự Trung Quốc, thường được gọi là “vây Ngụy cứu Triệu.”
Bàng Quyên thắp đuốc và tìm thấy một mảng lớn của thân cây có khắc dòng chữ “Bàng Quyên tất chết dưới cái cây này!”
Năm 342 TCN, Bàng Quyên lại dẫn quân sang đánh nước Hàn, nước Hàn phải sang cầu viện nước Tề, bấy giờ Tôn Tẫn lại dùng kế như trước, không trực tiếp sang giải vây cho nước Hàn, mà dẫn quân đánh thẳng vào thủ đô nước Ngụy, Bàng Quyên lại phải rút quân về cứu, nhưng khi về đến nơi thì quân Tề đã bỏ đi từ lâu. Bàng quyên bị Tôn Tẫn hai phen chọc tức liền ra lệnh truy kích.
Để đánh lừa Bàng Quyên, Tôn Tẫn đã dùng kế “Cắm trại giảm lò bếp” để dụ địch, khiến Bàng Quyên nhầm tưởng quân Tề đào ngũ rất đông, nên đuổi thẳng một mạch đến thung lũng Mã Lăng. Bấy giờ trời đã tối, bỗng nghe quân lính đến báo phía trước bị gỗ đổ chắn lối, Bàng Quyên vội vàng đến xem thì quả nhiên không có lối đi, trước mặt còn một cây gốc chưa bị chặt trên viết mấy chữ “Bàng Quyên tất chết dưới gốc cây này”.
Bàng Quyên thấy vậy sửng sốt liền hô quân lui trở ra thì đã quá muộn. Bấy giờ tên đạn từ bốn bề bắn xuống như mưa, tiếng hò reo dậy đất, Bàng Quyên bị trúng tên chết, toàn bộ quân Ngụy đều bị tiêu diệt.  
Sự đố kỵ và tàn nhẫn của Bàng Quyên đã tiếp diễn cho đến phút cuối cùng của cuộc đời ông ta. Chính thái độ này đã làm hại những người khác và cũng mang tới một kết thúc bi thảm cho chính cuộc đời của Bàng Quyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét