Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Phúc Đức Chính Thần 越南道教

Thổ Địa Công
土地公
 tho_dia_06115555.jpg

Thổ Địa là vị thần thủ hộ về đất đai nhà ở.
Danh xưng chính thức của Ngài là
Phúc Đức Chính Thần.
Trong dân gian còn xưng
Hậu Thổ, Xã Thần,
Xã Công, Bá Công,
Thổ Địa, Phúc Thần.
Ở các nơi thờ phụng ngoài trời hay Miếu Vũ thì tôn xưng là Phúc Đức Chính Thần.
*Theo truyền thuyết thì Thần Hậu Thổ
Là vị chưởng quản hết tất cả đất đai chung cả nước, vậy Thổ Địa Công là vị coi sóc vùng đất nhỏ của địa phương nào đó.
Phàm người lúc sống mà có công đức với vùng đất nào đó, thì khi chết được phong làm Thần Thổ Địa. Sở dĩ Thổ Địa được tôn xưng làPhúc Đức Chính Thần
Là vì lúc xưa, các tụ lạc gọi là Xã và gọi thần Thổ Địa là Xã Công.
tho_dia_chinh_than0111111.jpg

Xã Công và cũng gọi là Thổ Địa Công và Thổ Địa Bà.
Đó là vị thần tượng trưng cho đạo nghĩa của đất nước. Vì thế,
Thổ Địa là vị thần đứng đầu trong hàng các thần được thờ cúng.
Trước khi vào vụ trồng cấy, cúng vái Thổ Địa phù hộ cho trúng mùa, đến lúc thu hoạch thì cúng Thổ Địa để tạ ơn được mùa.
Lần đầu cúng gọi là Xuân kỳ,
Lần sau cúng gọi là Thu báo.
*Trong dân gian, ngoài việc thờ
Thổ Địa Công làm thần đất, còn thờ thêm Tài Thần và Phúc Thần, vì dân gian tin rằng, có đất là có tiền,
Thổ Địa Công được các thương gia tôn làm thần thủ hộ.
Ngài ngoài chức trách giúp cho nông dân trúng mùa, còn thêm chức năng trấn yểm quỉ thần, giải trừ xua đuổi ác ma. Vì thế, dân gian hay đến miếu để thỉnh Ngài về nhà trừ tà ma yêu quái.
Thờ Ngũ Thần trong đó có Thổ Địa Công.
Còn nhà nào không thờ Thổ Địa thì mỗi tháng vào ngày mùng hai và mười sáu. Bày hương án ra trước cửa cúng vái Thổ Địa Công,
Tập quán cúng Thổ Địa vào hai ngày sau ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày rằm)(tức là ngày mùng 2 và ngày 16)
*Hình tượng thờ Thổ Địa thường là một vị đầu đội mão, hai bên mão có hai tua phủ xuống đến vai. Mặt vuông mà đầy đặn, hai mắt hơi híp, tóc bạc râu dài bạc, dáng dấp hiền hòa dễ thương. Mình ngồi ghế thái sư, tay phải cầm ngọc như ý hoặc cầm trượng, tay trái nắm khối vàng, hai vai là đầu và đuôi rồng thêu trên áo lộ ra, bụng to nổi lên rất đẹp, hai chân buông xuống theo thế tự nhiên. Trong ý tưởng của dân gian hai âm phúc (bụng) và phúc (trong phúc đức) là giống nhau, cho nên người ta dùng hình tượng bụng to để nói lên sự được phúc lớn.
Do đó, người ta tưởng nhớ đến lòng tốt của Phúc Đức thêm nhiều, và miếu thờ của Ngài trở thành Miếu Thờ Phúc Đức Chính Thần.
Truyền thuyết.
Trước kia có một vị quan thượng đại phu ở triều đình, trong nhà có một tên đày tớ họ Trương tên Minh Đức. Người con gái nhỏ của quan đại phụ nhớ cha, nhờ người đày tớ họ Trương này ẳm đi thăm cha.
Nhưng trên đường xa, ngày nọ bổng trời đổ tuyết xuống rất nhiều, đứa con gái nhỏ sắp chết cóng, nhưng nhờ họ Trương xả thân lấy hết quần áo ủ ấm cho bé gái thoát chết, còn bản thân anh ta thì bị chết vì lạnh lúc quay trở về nhà.
Khi người nghĩa bộc vừa chết, trên không trung bổng hiện ra tám chữNam Thiên Môn Đại Tiên Phúc Đức Thần. Mọi người lấy làm kinh dị, cho rằng thiên đình đã phong chức cho người nghĩa bộc. Còn vị quan đại phu cảm niệm ơn đức cứu mạng con mình, đã cho xây Miếu Thờ. được người đời tặng là Hậu Thổ, cho nên Thổ Địa Công mới có danh hiệu Phúc Đức Chính Thần.
Theo phong tục cổ đại trong đạo tiên.nhân gian làm nhà cửa hoặc động thổ đều khấn mời Ngũ Kỷ và khi về nhà nhập trạch không thể thiếu năm vị thần trong đạo gia đó là: Ngũ kỷ của tổ tiên
Ngũ kỷ gồm:
- Mộc là thần Câu Mang, cúng để giữ nhà,
- Hỏa là thần Chúc Dung, cúng để giữ bếp,
- Thổ là Hậu Thổ, cúng thần Trung Lựu
- Kim là thần Nhục Thu, cúng để giữ cửa,
- Thủy là thần Huyền Minh, cúng để giữ giếng
Trên đây là năm vị thần quan trọng nhất giữ và hộ mệnh cho con người. Nhà ở có động hay đất tốt bình an đều là do các vị bảo hộ. Tiền bạc và công danh đều do các vị thần này mang lại. Mỗi khi nhà ở bị động long mạch. Khi hoàn long mạch đều phải khấn Ngũ Kỷ và khi nhà có người quá cố qua đời đều khấn thổ địa Ngũ Kỷ và báo với Thành Hoàng để cắt hộ khẩu trên dương gian của người đã mất. Chuyển giấy thông hành xuống địa phủ.
Trẻ nhỏ sơ sinh: Khi sinh ra cũng báo với Thổ Địa, Thành Hoàng, gia tiên, Táo Vương đứa trẻ sẽ có tên trên thiên đình sau này tránh được nạn kiếp, sống lâu danh chức và tài lộc thịnh vượng.
Thổ Địa Công đã từ thần đất hóa thành thần người, biểu lộ tinh thần Trời người hợp một.
Bởi vì Ngài là Phúc Thần, Tài Thần mang lại sự phồn vinh giàu có cho mọi người, niềm tin về Ngài có lẽ mãi mãi không bao giờ mất.
*Hàng năm vào ngày mùng hai tháng hai âm lịch (Xuân Kì) và ngày rằm tháng tám (Thu Kì). Chúng ta nên cúng tế Thổ Địa Công để cảm tạ ân đức của Ngài.
*Ngày thánh đản chính thức của Phúc Đức Chính Thần là ngày mùng 02 tháng 02 âm lịch.
tho_dia_chinh_than0661155.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét