Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Trấn Vũ Đại Đế 真武大帝


Trấn Vũ là tên gọi tại Việt Nam của thần Chân Vũ, người Việt còn gọi là Trấn Võ, là một trong những vị thần được thờ phụng phổ biến tại Trung Quốc và các nước Á Đông. Vị thần này tượng trưng cho sao Bắc cực, và là một vị thần lớn của Đạo giáo thống trị phương Bắc, kiêm quản lý các loài thủy tộc nên cũng được coi là thủy thần hay hải thần. Theo hầu Chân Vũ là hai tướng Quy, Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và sức mạnh, và Ngũ long thần tướng.

Lịch sử

Theo tín ngưỡng dân gian người Trung Quốc, tất cả vì sao đều di chuyển vị trí, riêng sao Bắc Cực là bất động, do đó được xem là ngôi sao tôn quý nhất. Do đó, họ đã thần thánh hóa ngôi sao này với chức vị "Bắc Đẩu Tinh quân", do một vị thần "Huyền Thiên Thượng đế" trấn giữ.
Truyền thuyết về thần Huyền Vũ xuất hiện vào khoảng đờinhà Tuỳ ở Trung Quốc, tương ứng với khi Đạo giáo phát triển hệ thống thần điện của mình. Đến khoảng năm Nguyên Phong đời Tống thì đổi thành Chân Vũ, và tên này được giữ nguyên tại Trung QuốcĐài Loan cho đến nay.

Truyền thuyết

Ngọc Hoàng Thượng đế trên thiên đình, vì muốn giúp trần thế, đã tách một thể phách của mình xuống trần, đầu thai vào nhà Tịnh Lạc quốc vương và Thiện Thắng hoàng hậu. Có thuyết khác thì nói đó là thể phách thứ 28 của Thái Thượng Lão Quân đầu thai. Vị Thái tử khi sinh ra đã không muốn nối nghiệp làm vua, mà quyết tâm đi tu. Được Diệu Lạc thiên tôn dạy dỗ, Thái tử vào núi Vũ Đương tu hành, khi đạt được thần thông thì rạch bụng vứt bỏ gan và ruột rồi đi vân du về phương Bắc trừ yêu ma quỷ quái giúp dân. Không ngờ gan và ruột của thần biến thành yêu quái Rùa và Rắn làm hại dân quanh núi. Thần quay về thu phục hai yêu quái, trở thành hai vị tướng dưới trướng. Ngoài ra thần còn có năm vị tướng là năm con rồng đi theo. Thần được Ngọc Hoàng Thượng đế giao cho trấn giữ phương Bắc.

Tôn thờ

Nơi tôn thờ chính là cung Ngọc Hư, núi Vũ Đương (Vũ Đang), tương truyền là nơi thần thành đạo và trú ngụ. Triều Minh của Trung Quốcphong thần là vị thần bảo hộ cho triều đại, nên dựng rất nhiều đền thờ các nơi để tôn thờ. Trên đỉnh núi Vũ Đương cũng dựng một toà điện toàn bằng đồng để thờ, gọi là Kim điện.
Tượng thần Chân Vũ thường được tạc thần đang ngồi, tay trái bắt quyết, tay phải chống lên thanh gươm. Thanh gươm chống lên lưng Rùa, có con rắn cuốn quanh.

Các danh xưng

Thánh Chân Vũ còn có rất nhiều danh xưng khác nhau như:
  • Chân Vũ Tinh quân (真武星君)
  • Chân Vũ Đại đế (真武大帝)
  • Bắc Phương Chân Vũ Huyền Thiên Thượng đế (北方真武玄天上帝)
  • Bắc Cực Huyền Thiên Thượng đế (北極玄天上帝)
  • Huyền Thiên Thượng đế (玄天上帝)
  • Huyền Vũ (玄武)
  • Bắc Đế (北帝)
  • Đế Công (帝公) (Teh Kong theo khẩu ngữ Phúc Kiến),
  • Thượng đế Tổ sư (上帝祖師)
  • Đãng Ma thiên tôn (蕩魔天尊)
  • Trấn thiên Chân Vũ Linh ứng Hựu thánh Đế quân (鎮天真武靈應佑聖帝君)
  • Hựu thánh Chân quân Huyền thiên Thượng đế (佑聖真君玄天上帝)
  • Ngọc Hư Sư tướng
  • Báo Ân sư tướng
  • Phi phát sư tướng
Trấn Vũ cũng là vị thần bảo trợ cho núi Vũ Đang ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Trấn Vũ cũng là thần bảo trợ của những người nói tiếng Mân Nam, đặc biệt những người nguyên quán Phúc Kiến.
Tượng Trấn Vũ trong đền Quán Thánh.
Tượng Trấn Vũ trong đền Quán Thánh.
Tượng Bắc Cực Huyền Thiên Thượng đế tại Hồ Liên Trì, Tả Dinh, Cao Hùng, Đài Loan.
Tượng Bắc Cực Huyền Thiên Thượng đế tại Hồ Liên Trì, Tả Dinh, Cao Hùng,Đài Loan.

Tại Việt Nam

Khi sang Việt Nam, thần được gọi là Trấn Vũ, được dân gian hoá thành vị thần giúp An Dương Vương trừ gà tinh, diệt cáo thành tinh ở hồ Tây. Thần được thờ ở nhiều nơi:
  • Đền Quán Thánh ở Hồ Tây, Hà Nội
  • Huyền Thiên cổ quán tại phố Hàng Khoai, Hà Nội, nay chuyển thành chùa Huyền Thiên
  • Huyền Thiên đại quán, hay còn gọi là đền Sái ở Thuỵ Lôi, Đông Anh, Hà Nội
  • Đền Trấn Vũ ở Gia Lâm
  • Quán Đồng Thiên tại phố Đường Thành, Hà Nội, nay chuyển thành chùa Kim Cổ
Tại Hà Nội, vẫn còn 2 nơi thờ thần Chân Vũ là đền Quán Thánh và chùa Huyền Thiên.
Ở cố đô Hoa Lư còn có thần Thiên Tôn với sự tích gần giống thần Trấn Vũ nhưng đã được địa phương hóa trở thành một vị thần gắn với vùng đất này, được coi là vị thần trấn đông Hoa Lư tứ trấn và hiện có 7 nơi thờ thần ở quanh thành phố Ninh Bình.









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét